Vịnh Hạ Long
Thiên đường du lịch biển, nghỉ dưỡng…
Du lịch di sản văn hóa, di sản thiên nhiên tuyệt đẹp mà ít quốc gia nào có được… Thế nhưng, theo các chuyên gia, đã đến lúc du lịch nước ta cần bớt phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên, khai thác những thứ sẵn có mà phải tìm ra những sản phẩm độc đáo mà du khách cần.
Ông Phạm Văn Thủy – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, nhấn mạnh: Để tăng chi tiêu chính là mục tiêu thu hút ngoại tệ, giảm lạm phát trong nước và có dự trữ ngoại tệ, tăng ngân sách, do vậy cần làm mới các sản phẩm du lịch mà khách cần chứ không phải sản phẩm du lịch hiện có.
Sau đại dịch, dù có nhiều nỗ lực hình thành sản phẩm mới nhưng đến nay vẫn chưa có những sản phẩm du lịch thật sự hấp dẫn để thu hút du khách, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị cao. Du lịch Việt vẫn đang thiếu các sản phẩm dịch vụ về đêm để du khách chi tiêu nhiều hơn. Tại Hà Nội, các sản phẩm tour đêm đang dần hình thành cũng chưa thu hút khách quốc tế.
Ông Phạm Hải Quỳnh – Viện trưởng Phát triển du lịch châu Á (ATI), nói: Trước đây chúng ta đón khách du lịch là đón về ban ngày và tối về khách đi là không biết làm gì cả, không biết trải nghiệm không biết làm gì cả, không có ai hướng dẫn ngoài cho khách tự do đi bộ và đến tự trải nghiệm sự riêng biệt đấy. Nếu Hà nội chú tâm hơn ví dụ như talkshow chẳng hạn để chia sẻ nhiều hơn dịch vụ đó để có những khu kinh tế về đêm phục vụ chuyên biệt cho khách du lịch chẳng hạn.
Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Thế giới tại thời điểm trước dịch Covid-19, chi tiêu bình quân của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam chưa đến 1.000 USD/người. Con số này rất thấp nếu so với chi tiêu tương ứng tại các nước trong khu vực. Điều này cho thấy, du lịch Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế trong thu hút du khách quốc tế có mức chi tiêu cao, lưu trú dài ngày./.
Theo TTXVN