Trở về ký ức với những làng nghề truyền thống tại Thiên đường Bảo Sơn

Yêu mến và mong muốn gìn giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc, Thiên đường Bảo Sơn đã phục dựng và bảo tồn những làng nghề truyền thống Việt Nam để du khách trong và ngoài nước đến đây có thể trở về với ký ức hay khám phá những kiến thức văn hóa tưởng chỉ còn trong sách vở. Chiêm ngưỡng những công cụ làm nghề hàng trăm tuổi, những đôi tay nghệ nhân tài khéo, những sản phẩm thủ công độc đáo có một không hai....

Sóng lụa ven đô, ngàn năm vẫn chảy

Đối với những ai yêu mến văn hóa truyền thống dân tộc thì làng nghề là một phần quan trọng trong việc định danh một Việt Nam tươi đẹp và giàu truyền thống trên bản đồ văn hóa thế giới. Qua sự thăng trầm của thời gian, rất nhiều làng nghề bị mai một hoặc hoàn toàn biến mất, kéo theo đó là cả những nét đẹp truyền thống hàng ngàn năm bị chìm vào quên lãng. Đến một ngày nào đó, có thể những tà áo lụa Hà Đông, những bức tranh khảm Chuyên Mỹ, những “tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong” chỉ còn lại trong ký ức hay những trang ghi chép. Con cháu chúng ta, những thế hệ về sau có thể sẽ chỉ còn được nặn gốm Bát Tràng, đội nón Chuông Ngọ, đeo bạc Định Công... qua những khung hình smartphone hay qua ô kính viện bảo tàng lạnh lẽo.

Nghệ nhân làng thêu Quất Động tại Thiên đường Bảo Sơn

Tuy nhiên, có rất nhiều các tổ chức và cá nhân ý thức về điều này, theo đó ra sức phục dựng và bảo tồn làng nghề Việt. Trong số đó, Thiên đường Bảo Sơn là một trong những đơn vị tiên phong. Tại tổ hợp vui chơi, giải trí, sự kiện hơn 20ha này, du khách không chỉ có thể tham quan, trải nghiệm những công nghệ giải trí hiện đại nhất thế giới như Rạp phim Bay, Thủy cung, Safari, các trò chơi cảm giác mạnh… mà còn có thể ghé qua các khu văn hóa truyền thống như Phố Cổ, Chợ quê,... Đặc biệt là khu làng nghề với chuỗi 9 làng nghề trứ danh.

Gìn giữ và “tiếp lửa” cho văn hóa Việt Nam

Ông Nguyễn Trường Sơn - Chủ tịch tập đoàn Bảo Sơn, đơn vị chủ quản của Thiên đường Bảo Sơn - Người hàng năm dù có bận rộn thế nào vẫn phải tự tay soạn những lời giới thiệu về khu khu truyền thông nói riêng và Thiên đường Bảo Sơn nói chung để gửi tới truyền thông, bạn bè trong và ngoài nước trong những dịp quan trọng. Bởi hơn ai hết chính ông là người hiểu rõ nhất tâm huyết của mình dành cho công trình này, sự tâm huyết không đắn đo lời lãi, không sợ hao công tổn sức. Nhiều người đặt câu hỏi với ông rằng sao không chỉ tập trung vào những phần dễ thu hút khách mà dành hẳn 15.000m2 và rất nhiều thời gian, tiền bạc để sưu tập, phục dựng và giữ gìn những giá trị thiên về bề chìm. Ông chỉ trả lời đơn giản rằng, mỗi năm Thiên đường Bảo Sơn đón hàng chục ngàn trẻ em và rất nhiều du khách quốc tế. Ông mong muốn rằng những đứa trẻ sau khi trở về từ Thiên đường Bảo Sơn sẽ không chỉ có một ngày vui chơi, tham quan mà còn đem về những kiến thức văn hóa dân tộc Việt Nam một cách trực quan nhất. Vun đắp trong chúng niềm tự hào dân tộc và ý thức gìn giữ những giá trị của dân tộc. Và với du khách quốc tế khi đến đây sẽ được cảm nhận rõ ràng hơn về một Việt Nam tươi đẹp và truyền thống văn hóa ngàn đời.

Nét yên bình làng nghề Thiên đường Bảo Sơn

Trong 10 năm qua, Tập đoàn Bảo Sơn đã dày công xây dựng 9 khu làng nghề truyền thống hết sức hoành tráng, lưu giữ những nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ bao đời nay, tái hiện lại đời sống sinh hoạt của người dân từ xa xưa một cách chân thực. Có thể kể đến như: Làng lụa Hà Đông, làng gốm Bát Tràng, làng nón Chuông Ngọ, làng thêu Quất Động,...

Làng nghề lụa tơ tằm nổi tiếng Hà Đông được lưu giữ nguyên vẹn, nơi đây ngoài tổ chức nuôi tằm, kéo tơ thủ công, du khách sẽ được mục sở thị các hình thức dệt lụa thủ công khác nhau như: dệt lụa tơ tằm trên khung cửi thế kỷ thứ 18 (dệt tay), trên khung cửi thế kỷ thứ 19 (đạp chân) và thế kỷ thứ 20 (trên máy bán thủ công). Ngoài ra khách tham quan còn được trải nghiệm cách dệt lụa tơ tằm bằng thủ công suốt 3 thế kỷ, từ đó hình dung được nghề truyền thống Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử.

Dưới sự dìu dắt và chỉ đạo của nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh  – Làng nghề mây tre đan thủ công Phú Vinh được bảo tồn và lưu truyền nguyên vẹn từ đời này qua đời khác. Tại làng nghề này, gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Tĩnh cùng đội ngũ công nhân ngày đêm sản xuất các sản phẩm mây tre để xuất khẩu theo đơn đặt hàng của khách nước ngoài. Điều đặc biệt trong làng nghề này tại công viên Thiên đường Bảo Sơn là xưởng nghề nhận sản xuất các sản phẩm thủ công bằng mây, tre nghệ thuật trang bị cho các khách sạn, nhà hàng, khu triển lãm .v.v…Khách du lịch có thể trải nghiệm đan lát trực tiếp tại xưởng sản xuất này.

Ngoài ra còn rất nhiều các làng nghề khác cũng như những nét văn hóa ngàn đời đang chờ tất cả mọi người cùng khám phá tại Thiên đường Bảo Sơn

Một số hình ảnh khác về Khu làng nghề

Làng khảm trai Chuyên Mỹ

Làng nón Chuông

sản phẩm lụa Hà Đông

Những bức tranh thêu Quất Động

Gốm Bát Tràng

 

Instagram: thienduong.baoson

Youtube: https://bit.ly/2Ib3bmp

Km5+200, đường Lê Trọng Tấn, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0985355861 và 0989059495 (Giờ hành chính)

http://baosonparadise.vn/

 

 

Tin cùng chuyên mục

Video quảng bá du lịch

Thương hiệu du lịch hàng đầu

TRAVEL GUIDE BOOK

+26
°
C
H: +27°
L: +20°
Hà Nội
, 17
Xem Dự báo 7 ngày
+32° +28° +27° +29° +36° +35°
+20° +21° +20° +22° +23° +23°

Khám phá du lịch Việt Nam