Tổng quan cơ sở lưu trú tại Việt Nam

Sự lớn mạnh của ngành Du lịch đã kích thích đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối, mang lại nguồn thu, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm... và tác động lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan. Du lịch đã trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào GDP của nền kinh tế.

THÀNH TỰU CỦA HỆ THỐNG CƠ SỞ LƯU TRÚ ĐỐI VỚI NGÀNH DU LỊCH NÓI RIÊNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NÓI CHUNG

Định hướng phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch Việt Nam

Du lịch Việt Nam thời gian qua có bước tăng trưởng mạnh mẽ, tạo nguồn động lực chủ yếu gia tăng giá trị và kích thích đầu tư vào các cơ sở lưu trú du lịch, đặc biệt là các bất động sản du lịch ở những trung tâm du lịch lớn. Những năm gần đây, chúng ta chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của ngành Du lịch, tác động mạnh mẽ và lan tỏa tới nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó đặc biệt kích thích đầu tư vào bất động sản du lịch.

Nhìn lại chặng đường phát triển, năm 1994, Việt Nam lần đầu tiên đón 1 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2015 đón 7,9 triệu lượt và đến năm 2018 đón 15,5 triệu lượt. Như vậy, nếu tính tròn số thì để đạt được 8 triệu lượt khách quốc tế đầu tiên chúng ta đã trải qua 21 năm (1994 - 2015), nhưng đạt 8 triệu lượt tiếp theo chúng ta chỉ cần 3 năm (2015 - 2018). Có thể nói, tốc độ tăng trưởng du lịch rất ấn tượng, có năm lên tới 30% về lượng khách quốc tế; trong 3 năm 2015 - 2018 lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng gấp 2 lần. Năm 2018 đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 20% so với năm 2017, cùng với 80 triệu lượt khách nội địa thì quy mô kinh tế du lịch chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế với tổng thu du lịch đạt trên 620.000 tỷ đồng, đóng góp trên 8% GDP.

Sự lớn mạnh của ngành Du lịch đã kích thích đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng, hệ thống sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối, mang lại nguồn thu, gia tăng xuất khẩu, tạo việc làm... và tác động lan tỏa đến tất cả các ngành, lĩnh vực liên quan. Du lịch đã trở thành điểm sáng của nền kinh tế, đóng góp đáng kể vào GDP của nền kinh tế.

Khu nghỉ dưỡng Melia Hồ Tràm

Thực tế tăng trưởng của ngành Du lịch những năm qua đã vượt xa dự báo của năm 2010 khi xây dựng Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. ‚eo đó, năm 2020 dự báo sẽ đón 10 - 10,5 triệu lượt khách quốc tế mà thực tế con số 10 triệu lượt đã vượt qua từ năm 2016 (trước 4 năm so với dự báo). Sự tăng trưởng vượt bậc đó đã tạo ra những tác động đột phá đến nhiều ngành, lĩnh vực trong đó có cơ sở lưu trú du lịch (CSLTDL).

Lưu trú là một trong những hoạt động quan trọng của du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch là những đơn vị cung ứng dịch vụ chính của lĩnh vực du lịch: lưu trú và nhiều dịch vụ bổ sung khác, có liên quan trực tiếp đến con người, liên quan đến nhiều ngành nghề. Kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động có điều kiện.

Cùng với sự lớn mạnh không ngừng của ngành Du lịch, năm 2018, tiếp nối đà tăng trưởng của năm 2017, hệ thống CSLTDL tiếp tục thu hút vốn đầu tư, phát triển về số lượng và chất lượng, phục vụ nhu cầu đa dạng của hàng chục triệu lượt khách mỗi năm ở các mức chi tiêu khác nhau, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

Loại hình CSLTDL tại Việt Nam ngày càng phong phú. Ngoài khách sạn và nhà nghỉ du lịch là hai loại hình chủ yếu, đã xuất hiện những loại hình: căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, làng du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch.

Sự tăng trưởng của khách du lịch quốc tế và nội địa đã tạo nhu cầu cao về CSLTDL, tăng cơ hội cho các nhà đầu tư và mở ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động trong lĩnh vực này.

Khách du lịch tăng cao tạo sức hấp dẫn cho kênh đầu tư vào bất động sản du lịch và chính yếu tố hấp dẫn du lịch là cội nguồn gia tăng giá trị cho bất động sản tại điểm du lịch. Chỉ trong thời gian ngắn số lượng cơ sở lưu trú chủ yếu là khách sạn, resort, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ khách sạn, nhà phố thương mại du lịch tăng lên nhanh chóng. Năm 2011, cả nước có 13.756 CSLTDL với trên 256.000 buồng thì tới năm 2018 con số đã đạt 28.000 cơ sở với 550.000 buồng, tốc độ tăng trưởng về quy mô buồng bình quân 12%/năm.

Từ năm 2014 đến nay, xuất hiện làn sóng đầu tư ồ ạt vào các bất động sản du lịch như khu nghỉ dưỡng, khách sạn, resort, căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch, shop house hay khu phức hợp du lịch giải trí tại khu du lịch có lượng khách du lịch tăng cao…

Trên phạm vi cả nước, hàng loạt dự án bất động sản du lịch được mở bán tại các thành phố lớn, các khu vực ven biển, miền núi, hải đảo như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hạ Long, Đồ Sơn, Sầm Sơn, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phú Quốc, Đà Lạt... đã tạo diện mạo mới cho ngành Du lịch. Trong đó, Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc là 3 địa bàn phát triển mạnh nhất.

Với công suất buồng và mức giá trung bình khá cao đối với phân khúc 4 - 5 sao, có thể thấy đầu tư vào 1m2 bất động sản du lịch cao cấp mang lại giá trị gia tăng vượt trội hơn hẳn các kênh đầu tư vào bất động sản loại hình khác. Tại những điểm đến hấp dẫn du lịch, những địa danh gắn liền với các khu du lịch quốc gia, nơi được xác định có giá trị tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo, nơi có di sản thiên nhiên, di sản văn hóa được UNESCO công nhận, có giá trị sinh thái như biển, núi, hồ… với đặc điểm địa hình, khí hậu lý tưởng cho sự sống và thụ hưởng của con người, những dự án đầu tư vào hệ thống CSLTDL đang đón nhận lượng lớn khách du lịch quốc tế và nội địa.

Nghỉ dưỡng tại Paradise Dai Lai Resort

Xu hướng tăng trưởng du lịch tác động đến đầu tư

Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 08/NQ-TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thể hiện quyết tâm cao độ của Đảng tập trung chỉ đạo phát triển du lịch tạo động lực mới cho nền kinh tế. Với tiềm năng to lớn và vị thế ngày càng được khẳng định trên trường quốc tế, Việt Nam vẫn luôn và ngày càng tự tin về triển vọng trở thành trung tâm du lịch có tầm cỡ trong khu vực và trên thế giới. Không những thế, với thành công của năm APEC Việt Nam 2017, Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều (tháng 2/2019) và nhiều sự kiện tầm vóc toàn cầu khác như giải đua Công thức 1 sẽ diễn ra tại Hà Nội năm 2020..., Việt Nam đang tạo được niềm tin của quốc tế, ngày càng khẳng định là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới và sẽ trở thành trung tâm của các sự kiện quốc tế.

Đánh giá quá trình phát triển giai đoạn vừa qua, nhận định những cơ hội và thách thức cũng như tiềm năng, vị thế và triển vọng của Du lịch Việt Nam, dự thảo Chiến lược Phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã dự báo đến năm 2020 Việt Nam đón 21,0 triệu lượt khách quốc tế, đến năm 2025 đón 32 triệu lượt và đến năm 2030 sẽ đón 47 triệu lượt, tăng trưởng bình quân cả giai đoạn 9 - 11%/năm. Với tốc độ tăng trưởng như dự báo, Du lịch Việt Nam sẽ cất cánh và phát triển lên tầm cao mới, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thập kỷ tới.

Với xu hướng dòng khách tiếp tục hướng về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Việt Nam như ngôi sao đang lên trong ASEAN, chúng ta có thể lạc quan dự báo về viễn cảnh tăng trưởng du lịch 10 năm tới. Du lịch Việt Nam tiếp tục đà tang trưởng đặt ra nhu cầu đầu tư vào CSLTDL cần đạt tới không chỉ là mở rộng quy mô gia tăng số lượng, đa dạng loại hình mà phải tăng cường chất lượng, đẳng cấp. Theo đó, đến năm 2020, cả nước cần có 650.000 đến 700.000 buồng lưu trú du lịch; năm 2025 cần có 950.000 đến 1.050.000 buồng và đến năm 2030 cần có 1.300.000 đến 1.450.000 buồng; tốc độ tăng trưởng bình quân 8,2 - 8,5% đến năm 2020; 7,8 - 8,0% giai đoạn 2020 - 2025 và 7 - 7,5% giai đoạn 2025 - 2030. Tiếp đà tăng trưởng của ngành Du lịch, nhu cầu đầu tư vào CSLTDL cũng tăng lên tuy nhiên tính chất, loại hình và địa bàn sẽ thay đổi theo xu hướng nhu cầu của khách du lịch thế hệ mới. Bất động sản du lịch vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn hứa hẹn hiệu quả cao nếu lựa chọn đúng địa bàn, đúng loại hình phù hợp với xu hướng nhu cầu của thế hệ khách du lịch mới, thời kỳ gắn với cách mạng công nghiệp 4.0.

Phòng nghỉ tại Khách sạn Park Hyatt Saigon

Xu hướng cầu du lịch đòi hỏi thích ứng trong đầu tư vào nguồn cung Trong những năm qua, ngành Du lịch Việt Nam có sự tăng trưởng ổn định, bình quân tăng trên 15% cả về số lượng khách du lịch nội địa và khách quốc tế đến Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ trọng du khách (quốc tế và khách nội địa) lựa chọn nghỉ dưỡng dài ngày còn thấp, phổ biến vẫn là loại hình du lịch biển, du lịch theo mùa, lễ hội, kỳ nghỉ ngắn và theo hội chứng đám đông; khách có nhu cầu chuyên biệt chưa rõ nét, chưa đa dạng.

Giai đoạn tới, với đặc trưng của thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 trong đó công nghệ thông tin truyền thông được ứng dụng sâu rộng trong du lịch, khách du lịch dựa vào công nghệ sẽ có nhiều lựa chọn tiếp cận điểm đến với nhiều phương thức tiêu dùng du lịch theo nhiều xu hướng khác nhau và được tiếp cận dễ dàng, tiện lợi hơn rất nhiều: Thứ nhất, nổi lên xu hướng khách du lịch sẽ quan tâm nhiều hơn tới chất lượng trải nghiệm tại điểm đến thay vì hình ảnh điểm đến đơn thuần; khách sẽ lưu lại dài ngày hơn nếu điểm đến có nhiều trải nghiệm thú vị và ngược lại. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư bất động sản du lịch cần cân đối quy mô, loại hình lưu trú phù hợp với tính chất, loại hình các hoạt động và trải nghiệm du lịch, ví dụ CSLTDL sẽ trở thành quần thể và gắn với nhiều tiện ích như casino, giải trí, thể thao, sự kiện, nghệ thuật, game và các hoạt động giao lưu văn hóa địa phương... Thứ hai, khách du lịch thế hệ mới đến Việt Nam và khách là người Việt cũng nhờ công nghệ, kinh nghiệm đã và đang trở nên từng trải hơn, khó tính hơn với nhu cầu cá biệt hóa, đa dạng hóa. Nếu trước đây du lịch biển theo trào lưu là phổ biến thì tiếp đến sẽ chuyển hướng sang nghỉ dưỡng núi, trải nghiệm văn hóa địa phương, du lịch sinh thái đồng quê... Khách du lịch thế hệ mới là những người yêu môi trường, tôn trọng môi trường và có trách nhiệm với môi trường, có xu hướng tìm về những giá trị văn hóa đặc sắc và sinh thái nguyên sơ, những giá trị tiện ích rất nhân văn. Như vậy, việc đầu tư vào CSLTDL cần có nhiều ý tưởng mới, mở rộng đa dạng địa bàn (không chỉ tập trung vào các khu du lịch biển mà còn ở vùng núi cao, hồ trên núi, những vùng sinh thái độc đáo, vùng văn hóa được bảo tồn nguyên vẹn). Thứ ba, kinh nghiệm du lịch ngày càng được tích lũy, dòng khách tự túc ngày càng nhiều, nhu cầu rất khác nhau vì vậy bên cạnh du lịch đại trà theo số đông, đi theo nhóm, theo tour thì số lượng khách đi lẻ, đi tự túc nhiều lên. Đây là tín hiệu mà nhà đầu tư cần quan tâm để cân nhắc mở rộng nhiều loại hình lưu trú du lịch đa dạng, quy mô không lớn, đan xen với cộng đồng dân cư, hòa nhập với văn hóa bản địa. Thứ tư, sự phát triển của ngành Hàng không và ứng dụng công nghệ trong kinh tế chia sẻ làm cho khách du lịch tiếp cận điểm đến thuận lợi hơn vì vậy khách có khuynh hướng đi nhiều lần trong năm và đi ngắn ngày. Do đó, đầu tư vào CSLTDL đòi hỏi phải tiện tích thông minh, có giá thành cạnh tranh và trong môi trường điểm đến thân thiện để khách quay trở lại nhiều lần.

Thứ năm, dòng khách du lịch MICE (meeting-incentive-convention-exhibition) là xu hướng ngày càng phổ biến sẽ rất phù hợp với các quần thể, các khu phức hợp dịch vụ gắn với hội họp, hội chợ, sự kiện... đồng thời tại trung tâm du lịch có sức hấp dẫn. Thứ sáu, sự dao động về dòng khách trong năm theo sự kiện, thời vụ đòi hỏi nhà đầu tư cần tính toán về quy mô dự án, tính kết nối theo chuỗi giá trị gắn với tuyến hành trình của khách và nhu cầu trải nghiệm của khách. Thứ bảy, áp lực của cuộc sống, sự ô nhiễm môi trường và những hệ lụy của nó đã dẫn đến yêu cầu về chăm sóc sức khỏe tốt và toàn diện. Xu hướng chăm sóc sức khỏe được đánh giá là mang lại nhiều tiềm năng trong bối cảnh thị trường hiện nay, mở ra những cơ hội mới cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp khách sạn. Thứ tám, xu hướng bán phòng qua mạng, hoạt động chia sẻ kỳ nghỉ trở nên phổ biến, mạng airbnb chiếm một thị phần lớn trong việc cung ứng CSLTDL.


GIẢI PHÁP TỪ PHÍA NGÀNH DU LỊCH

Năm 2019, ngành Du lịch đặt mục tiêu thu hút trên 18 triệu lượt khách quốc tế (tăng trên 16%), 85 triệu lượt khách nội địa, tổng thu du lịch đạt trên 700.000 tỷ đồng. Đây là mục tiêu tăng trưởng cao, đòi hỏi ngành Du lịch phải tập trung khắc phục những điểm yếu, vượt lên thách thức, tháo gỡ những nút thắt, rào cản để phát triển. Với tiềm năng và dư địa phát triển du lịch còn rất lớn, đặc biệt là khi cả nước triển khai Nghị quyết 08/NQ-TW, cụ thể hóa bằng các đề án: (1) cơ cấu lại ngành Du lịch; (2) đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong du lịch, (3) đề án thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch và (4) đề án nâng cao hiệu quả xúc tiến quảng bá du lịch thì những vấn đề, hạn chế, yếu kém hiện hữu của ngành Du lịch như chất lượng sản phẩm dịch vụ, chất lượng nguồn nhân lực, quản lý an toàn văn minh môi trường điểm đến, vấn đề “chặt chém”, kinh doanh chộp giật cho tới quảng bá thương hiệu... sẽ được giải quyết. Những giải pháp sau đây mang tính đồng bộ và then chốt, góp phần duy trì đà tăng trưởng, mở rộng cả quy mô và không gian theo hướng phát triển về chiều sâu chất lượng và bền vững, giải quyết bài toán của ngành Du lịch: Một là, tiếp tục đầu tư vào hạ tầng du lịch, phát triển nhiều điểm đến mới, mở rộng không gian phát triển, kết nối nhiều đường bay mới cũng như hệ thống sân bay, cảng biển, đường sắt, đường cao tốc;... tăng cường khả năng kết nối thuận tiện các điểm đến của Việt Nam với thị trường thế giới để tiếp tục gia tăng lượng khách du lịch; khuyến khích đầu tư tư nhân và hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển có tầm nhìn, đẳng cấp quốc tế, có sức hút, điểm nhấn và hiệu ứng trội dẫn dắt cho đầu tư du lịch. Hai là, nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ, điểm đến du lịch nhằm thu hút khách du lịch chất lượng cao, quay lại nhiều lần, lưu trú dài ngày, trải nghiệm nhiều, chi tiêu cao. Theo ông Kenneth Atkinson - Chủ tịch Grant Thornton Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB): “Nếu không cải thiện các sản phẩm du lịch và chất lượng của dịch vụ, chúng ta sẽ không thể thu hút được khách du lịch chi tiêu cao hơn hay thôi thúc du khách quay trở lại”. Đây là cơ sở để gia tăng giá trị cho sản phẩm du lịch từ đó quyết định hiệu quả đầu tư. Ba là, đẩy mạnh quảng bá thương hiệu điểm đến nói chung cũng như thương hiệu của dự án phát triển nói riêng nhằm định vị giá trị và niềm tin cho du khách cũng như các nhà đầu tư. Quảng bá thương hiệu làm nên đẳng cấp và tạo dựng giá trị cho dự án đầu tư. Chính quyền quản lý điểm đến cần phối hợp huy động doanh nghiệp chung sức để triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá; qua đó đẩy mạnh thu hút khách du lịch; chỉ khi có khách du lịch thì dự án mới có thể khả thi và sống được bền vững. Bốn là, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao với tầm quản lý tham gia được vào chuỗi giá trị toàn cầu, đồng thời đảm bảo kỹ năng dịch vụ cơ bản có tính sáng tạo và đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Chính yếu tố con người tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm du lịch. Sản phẩm du lịch chất lượng cao, có giá trị gia tăng cao được tạo bởi nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm là, thực hiện bảo tồn văn hóa, bảo vệ tài nguyên gìn giữ môi trường để duy trì sức hấp dẫn của điểm đến; kiểm soát chặt chẽ quá trình lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư phát triển để kiên quyết loại bỏ những dự án có tầm nhìn ngắn hạn, kém sáng tạo, không thân thiện môi trường, không tôn trọng giá trị văn hóa, giá trị truyền thống địa phương.

Tính đến 31/12/2018, Việt Nam có 28.000 CSLTDL với trên 550.000 buồng (tăng hơn 2.400 CSLTDL và hơn 42.000 buồng so với năm 2017). Nhóm CSLTDL 3 - 5 sao: có 965 cơ sở với 126.631 buồng, tăng trưởng 11% về số cơ sở và 23,2% số buồng so với năm 2017. Khối 5 sao có sự tăng trưởng mạnh và sức chứa lớn nhất. Nhóm CSLTDL 1 - 2 sao: khách sạn xếp hạng 1 - 2 sao giảm. Đến 31/12/2018, có 5.711 cơ sở với 136.292 buồng, giảm 15,5% về số cơ sở và 12,6% số buồng so với năm 2017. Trong thời gian tới, định hướng hoạt động CSLTDL cần tập trung đảm bảo quyền lợi cho khách sử dụng dịch vụ lưu trú tại Việt Nam, đảm bảo chất lượng cam kết. Các nhà đầu tư cần nắm rõ luật pháp, yêu cầu hội nhập, nhu cầu, xu hướng thị trường, khắc phục điểm yếu để nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo thương hiệu mạnh trong khu vực, góp phần đạt được mục tiêu trong khối ASEAN nói chung và Chiến lược của ngành Du lịch Việt Nam nói riêng.

Bài viết đăng trên ấn phẩm "Hotels & Resorts in Vietnam - Khách sạn & Khu nghỉ dưỡng Việt Nam"

Video quảng bá du lịch

Thương hiệu du lịch hàng đầu

TRAVEL GUIDE BOOK

+24
°
C
H: +26°
L: +15°
Hà Nội
, 21
Xem Dự báo 7 ngày
+23° +24° +25° +21° +20° +15°
+15° +17° +17° +20° +13° +12°

Khám phá du lịch Việt Nam